Phụ kiện nam với một ưu điểm mà ai cũng phải công nhận: chúng khiến bộ trang phục của các quý ông trở nên đắt giá hơn gấp nhiều lần so với giá trị thực của nó. Bạn có thể không chi trả chục ngàn đô cho một bộ suit, nhưng chỉ cần thêm một đôi khuy măng sét giá 100 đô cho chiếc áo sơ mi trắng kiểu Pháp, kết hợp với quần jeans yêu thích, tổng thể trang phục của bạn sẽ được nâng giá lên đến chục lần.
Cà vạt – thời thượng
Hãy lấy cà vạt làm ví dụ. Năm 2000, khi cựu Tổng giám đốc của AOL là Steve Case và Gerald Levin – cựu Tổng giám đốc kỳ cựu Time Warner đã tuyên bố sự sáp nhập hai công ty. Vào thời điểm này chàng trai trẻ Steve Case từ thế giới Dotcom đã dùng một chiếc cà vạt, ngược lại với ông trùm truyền thông. Nỗ lực của Levin khiến hình ảnh mình trở nên trẻ trung hơn đã phản lại chính ông; Case mới là người trông hiện đại, trẻ trung và lịch lãm hơn với món phụ kiện nam cơ bản. Một thập kỉ sau, sự hiện diện thường xuyên của những chiếc cà vạt tại các văn phòng cấp cao, phần lớn các chàng trai độ tuổi 20 – 30 đều học hỏi Case và lựa chọn cà vạt như một món đồ khẳng định bản thân. Để giải phóng cà vạt ra khỏi phong cách văn phòng nửa mùa với màu sắc loè loẹt, hoạ tiết kì quặc, những chàng trai trẻ thời thượng khám phá được sức mạnh và tính thực tiễn của chiếc cà vạt: chúng giữ cổ áo gọn gàng, luôn giữ được dáng mà không bị lệch.
Pocket square – lịch lãm
Nhiều chàng trai có cái nhìn coi nhẹ khăn Pocket square – khăn trang trí túi áo, còn được biết đến giống như “đối thủ của chiếc cà vạt”, họ nghĩ rằng sử dụng chúng sẽ biến thành những quý ông lỗi thời. Đó hoàn toàn là sai lầm. Vượt qua thời trang, khăn pocket square đã luôn tạo nên điểm nhấn màu sắc, ấn tượng và tinh tế, lịch lãm vô cùng cho trang phục. Một chiếc pocket square trắng kem sẽ khiến bộ suit màu xanh hải quân thêm tinh tế. Thậm chí phụ kiện này hoàn toàn có thể thay thế cà vạt trong nhiều hoàn cảnh.
Đồng hồ – đẳng cấp
Hầu hết những đàn ông thường có nhiều cà vạt trong tủ đồ hơn những chiếc đồng hồ đeo tay. Chỉ với một chiếc duy nhất, đồng hồ từ lâu đã trở thành biểu tượng quyền lực, thể hiện đẳng cấp quý ông. Dựa vào hằng hà sa số các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng, ngôi sao quảng cáo, và cả tính lâu bền thách thức thời gian, việc lựa chọn và sắm một chiếc đồng hồ cao cấp cần một khoảng thời gian nghiên cứu, tìm hiểu. Chiếc đồng hồ đầu tiên ra đời vào cuối thế kỷ 15 ở Đức. Đó là những mẫu thiết kế hình cầu, được đeo trên dây chuyền cao cấp giống như một mẫu trang sức đắt tiền. Đồng hồ đeo tay đã được giới thiệu vào đầu Thế chiến thứ nhất nhưng đến tận năm 1920 chúng mới trở nên thịnh hành. Và gần như hoàn toàn thay thế những chiếc đồng hồ quả quýt truyền thống vào cuối Thế chiến hai. Ngoại trừ nghệ sĩ hip – hop người da đen Flavor Flav nổi tiếng với mẫu phụ kiện xa xỉ, cầu kỳ, trông có vẻ khá nặng nề mà phần lớn đấng mày râu tránh xa bởi chúng khá cồng kềnh, vướng víu. Nhưng đồng hồ đeo tay – loại trang sức duy nhất mà mọi đàn ông đều không thể bỏ qua, thể hiện cá tính, khẳng định đẳng cấp của phái mạnh không thua kém bất kỳ một phụ kiện nam nào. Một chiếc đồng hồ dường như hết hợp được với tất cả những trang phục, từ những set đồ đi chơi cho đến những bộ suit lịch lãn hay chiếc áo da nam cao cấp, tất cả đều rất tuyệt vời. Đơn giản và tinh tế là hai từ dành cho một đồng hồ tiêu chuẩn.
Khuy măng sét – tinh tế
Đơn giản, tinh tế cũng được áp dụng với cặp khuy măng sét của bạn. Nếu buộc phải lựa chọn chất liệu đá quý, bạn chỉ nên kết hợp với cà vạt đen, và kích cỡ của khuy không nên to hơn ngón út của bạn. Một gợi ý tuyệt vời cho bạn khi lựa chọn mẫu khuy bằng vàng hay bạc trơn, có kiểu dáng hình học như trái xoan, chữ nhật hoặc ấn tượng hơn nữa nếu bạn nối hai chiếc khuy bằng một sợi dây xích mảnh. Tuy nhiên, lí do của việc cài khuy măng sét không phải để khoe mẽ mà để khẳng định đặc quyền của một quý ông từng trải, theo đuổi phong cách Pháp lịch lãm.
Mũ – phong cách
Một số người sẽ cho rằng chiếc mũ nghi thức cũng như một biểu tượng của sự từng trải. Thiên về tính biểu trưng hơn là phụ kiện bảo vệ, món phụ kiện nam này được phát triển từ chiếc mũ bê-rê có dây buộc ở dưới cằm vào thế kỷ 13. Sau 700 năm phát triển, không một quý ông nào có thể ‘chịu’ được sự thiếu vắng của chiếc mũ mỗi khi ra ngoài, việc này giống như ra đường với đôi chân trần; trông thời gian này, chiếc mũ như một biểu tượng của địa vị xã hội và cá tính bản thân. Cho tới thập niên 60, thói quen này dần bị bác bỏ, phần lớn đấng mày râu rũ bỏ chiếc mũ phớt – fedora thanh lịch, mũ trilby mềm mại hay mũ mềm – homburg sành điệu. Nhưng đánh dấu sự trở lại của những chiếc mũ là sự hiện diện thường trực của các anh chàng hipsters và doanh nhân thành đạt, vẫn với thiết kế cổ điển nhưng kèm theo chút nhấn nhá phá cách về phong cách, đa dạng về chất liệu và kiểu dáng của thế kỷ 21.
Bạn có thấy rằng việc sử dụng những phụ kiện nam sẽ mang lại những điều tuyệt vời mà bạn không thể ngờ đến. Những phụ kiện nhỏ nhưng giá trị nó mang lại không hề nhỏ chút nào. Không cần quá đắt tiền, quá lộng lẫy, cầu kỳ nhưng vẫn mang đến phong cách riêng, khẳng định sự lịch lãm, cuốn hút của những đấng mày râu. Hãy luôn dõi theo Butuni.com để khám phá những điều thú vị, tuyệt vời nhất cho phái mạnh chúng ta nhé!
- Áo khoác da cừu nam – chất da mịn, mềm vạn người mê
- Cách giặt áo giả da tại nhà bền lâu như da thật
- Cách nhận biết áo da cừu Ý
- “TIME”: BST ĐỒ DA THẬT ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TRÊN SÀN DIỄN VIETNAM INTERNATIONAL FASHION WEEK
- Bỏ túi 8 bí quyết phân biệt da thật và giả da
- Cách nhận biết áo da thật giả và cách nhận biết