6 bước thủ công để làm được một chiếc áo da thủ công

6 bước thủ công để làm được một chiếc áo da thủ công Đăng ngày 10-01-2024

 

Làm thủ công áo da là một nghệ thuật tinh tế, đòi hỏi sự tập trung và kỹ năng cao từ người thợ. Trong thời đại công nghiệp hóa, áo da thủ công không chỉ là một sản phẩm, mà còn là biểu tượng của sự sang trọng, cái đẹp và đẳng cấp. Cùng Butuni tìm hiểu về các bước để tạo ra một chiếc áo da thủ công trong bài viết dưới đây nhé!

 

Các công đoạn thuộc da để may áo da thật cao cấp.

Công đoạn chuẩn bị  đầu tiên trong quy trình thuộc da.

 

Mục đích của công đoạn này là nhằm loại bỏ các thành phần thừa trên da sống như các biểu bì và mô liên kết…nhằm mục đích làm sạch da sống trong quá trình bảo quản và hạn chế sự phân hủy của vi khuẩn. Để tạo liên kết giữa các chất thuộc da và các sợi colagen trong giai đoạn thuộc da. Sau khi làm sạch các thành phần thừa trên da sống các con da sẽ được phân loại theo kích thước, khối lượng, đặc điểm chủng loại riêng để có các phương pháp xử lý riêng cho từng loại da. Các khâu trong công đoạn chuẩn bị có thể khác nhau phụ thuộc vào việc bảo quản da sống, vào nguyên liệu, vào mục đích sử dụng da thuộc thành phẩm.

 

20240110_uoKkfxD3.jpg

 

Công đoạn thuộc da

 

Thuộc da là công đoạn da sống (da trần) chuyển hóa trở thành da thuộc có các đặc tính tối ưu nổi bật như chịu được nhiệt độ cao, việc này lý giải tại sao da thật khi đốt thường khó cháy và khi cháy có mùi khét của các sợi da giống như mùi tóc cháy. Chịu được sự phá hoại của các vi sinh vật để da thuộc có độ bền lên đến hàng chục năm. Có độ thấu khí cao để khi sản xuất áo da thật mặc không bị giữ mồ hôi nhưng vẫn giữ nhiệt tốt. Không bị thối rữa khi tiếp xúc với nước cà các môi trường khác. Ngày nay thuộc da sử dụng các tác nhân trung hòa khác nhau có tác dụng tăng tính kiềm của chúng tăng lên một cách từ từ như khoáng đôlômit, Mentrigan MOG.

 

Áo da - Món đồ “bảo chứng” sự thành đạt của người đàn ông

Công đoạn chỉnh sửa và hoàn thiện da thuộc

 

Da sau khi thuộc xong thì độ ẩm của da vẫn còn rất cao trong khoảng 60 – 65%, da thuộc cũng chưa có được độ mềm dẻo tự nhiên, bề mặt da vẫn thô và dễ ngấm nước (còn gọi là da mộc). Vì thế sau khi thuộc da xong, da thuộc vẫn phải trải qua một vài công đoạn xử lý cuối cùng.

 

Đây là giai đoạn mà xưởng thuộc da sẽ trau chuốt cho da thuộc đạt yêu cầu, chỉnh sửa da, nhuộm màu da… để da thành phẩm ưng ý theo đúng mục đích sử dụng, đối với dòng da thuộc để sản xuất áo da thật đòi hỏi chất lượng cao, da phải sử dụng mặt cật có độ dẻo dai, chịu được và quệt nhưng phẫn đảm bảo phải mềm mại, bề mặt da phải đẹp tự nhiên, có độ bền cao sau thời gian dài sử dụng. Ngày nay nhiều loại da để may áo da thật được phủ lên bề mặt lớp sơn màu có tác dụng hạn chế việc thấm nước nên nhiều người vẫn lầm tưởng áo da thật có thể chống nước khi mặc dưới trời mưa.

Tin tức

 

2. Quá trình may áo da thủ công

 

Khi các tấm vải da được đưa tới nhà may, chúng phải trải qua khâu kiểm tra chất lượng và phân loại. Những mẫu tốt sẽ tách riêng để đưa vào quá trình sản xuất. Kế đến, vải da sẽ được cắt. Trung bình, mỗi nghệ nhân cắt được 15-20 mảnh da một ngày, tùy thuộc vào độ phức tạp của trang phục.

 

 

Với mỗi thương hiệu đồ da chất lượng, công đoạn thiết kế và may thủ công được coi là linh hồn của sản phẩm.

 

20240110_Ic9TpprK.jpg

 

Sau khi các NTK chốt được mẫu mã và các chi tiết, quá trình may được thực hiện bằng tay với sự tỉ mỉ và tôn trọng đối với từng đường kim. Các nghệ nhân lâu năm luôn mong muốn tạo nên sự chắc chắn, bền bỉ và hoàn hảo nhất cho sản phẩm cuối cùng.

Ngoài ra, người nghệ nhân may còn phải có kỹ năng ghép nối các phần da sao cho các đường kim mũi chỉ và hình dáng đều đẹp, tạo nên chiếc áo da hoàn hảo, phù hợp với từng mục đích sử dụng.

 

Sau đó, các mảnh da sẽ được chuyển sang khu may vá. Công việc này đòi hỏi ít nhất hai nghệ nhân làm việc cùng nhau. Đầu tiên, một người có nhiệm vụ ráp từng phần vải với nhau nhờ cách gấp lại, dán bằng keo và dùng búa đập để cố định. Sau đó, người kia may chúng lại rồi đưa chỗ vừa làm xong ráp tiếp với mảnh vải khác. Quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi form  dáng trang phục được hoàn tất.

20240110_9TIVUq8T.png

3. Những chi tiết để tạo nên một chiếc áo da đậm chất cá nhân

 

Một phần quan trọng của quá trình làm thủ công áo da là việc đưa vào các chi tiết đặc biệt cho từng chiếc áo, từng mẫu mã. Từ việc nhuộm màu tự nhiên đến việc khắc hoa văn hay dập nổi các họa tiết, tất cả đều được thực hiện bằng tay để tạo ra những chiếc áo da độc đáo, nổi bật được cá tính của từng người dùng.

 

Leather Nâu Bomber TL

 

Làm thủ công áo da không chỉ tạo nên những sản phẩm chất lượng cao mà còn mang lại trải nghiệm đặc biệt cho người mặc. Áo da thủ công có khả năng thích ứng với hình thể người mặc theo thời gian, tạo cảm giác thoải mái và vừa vặn như là một lớp da thứ hai.

 

Ngoài ra, việc ủi và bảo quản áo da cũng đòi hỏi sự cẩn thận và chăm sóc đặc biệt. Sự chăm sóc kỹ lưỡng này giúp gia tăng tuổi thọ cho sản phẩm và duy trì vẻ đẹp ban đầu của nó.

 

Butuni: Mang giấc mơ định nghĩa lại thời trang áo da thật đến sàn diễn thời  trang hàng đầu Việt Nam

 

Tóm lại, làm thủ công áo da không chỉ là quá trình sản xuất mà còn là một nghệ thuật đầy tâm huyết. Từng đường kim, từng cắt may đều được thực hiện với sự tỉ mỉ và chăm sóc, tạo nên những sản phẩm áo da thủ công không chỉ là trang phục mà còn là biểu tượng của phong cách và đẳng cấp.

 

Tham khảo các mẫu áo da thủ công tại ĐÂY

 

 

 

 

 

 

 

GỌI MUA HÀNG ( 08:30-21:30 )

0941056336 Tất cả các ngày trong tuần

GÓP Ý, KHIẾU NẠI ( 08:30-20:30 )

1101 3579 Các ngày trong tuần ( trừ ngày lễ )

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN MỚI

THEO DÕI CHÚNG TÔI

Về đầu trang
loading