
Khám phá quy trình chế tác các sản phẩm da của thương hiệu Butuni
Đăng ngày 25-11-2023Ngoài việc quan tâm đến nguồn nguyên liệu da thật, Butuni còn đặc biệt chú trọng đến từng khâu trong quy trình chế tác các sản phẩm da. Với gần 10 năm xây dựng thương hiệu, Butuni đang từng bước khẳng định vị trí trong lòng khách hàng với những sản phẩm chất lượng, tỉ mỉ trong từng chi tiết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Butuni khám phá quy trình làm nên một sản phẩm da nhé!
Quy trình lựa chọn nguyên liệu da
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình chế tác các sản phẩm da của Butuni. Theo đó, Butuni luôn sử dụng chất liệu da thật được lấy từ da bò, da trâu, da cá sấu, da dê hoặc da cừu. Ưu điểm lớn nhất của các loại da này đó là tình bền cao, đem lại sự thoải mái cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, theo thời gian các loại da thật cũng sẽ xuất hiện các đường vân trên da đem lại tính thẩm mỹ mà các loại da tổng hợp không thể nào có được. Nhiều người không chỉ xem đồ da thật như một phụ kiện thời trang mà còn trở thành vật để khẳng định đẳng cấp cũng như sự lịch lãm của bản thân. Chưa kể đến, nguyên liệu da thật còn giúp cho khách hàng dễ dàng phối với các bộ đồ thời trang, đem đến vẻ ngoài tinh tế, sang trọng và sành điệu. Đây cũng chính là những lý do Butuni luôn ưu tiên sử dụng chất liệu da thật trong các sản phẩm của mình.

Quy trình xử lý da tươi
Sau công đoạn lựa chọn nguyên liệu da thật từ các khu chăm sóc động vật lấy da, da của các loại dê, cừu, trâu hoặc bò sẽ được chuyển về nhà máy xử lý da tươi. Tại đây, nguyên liệu da tươi sẽ tiếp tục trải qua các công đoạn như nhuộm, làm trắng, tẩy mùi hôi và xử lý hóa học để có thể loại bỏ được các tạp chất. Đối với công đoạn xử lý da, đầu tiên Butuni sẽ làm sạch da bằng nước sạch hoặc dùng các chất tẩy rửa nhẹ. Tiếp đến, có thể dùng bàn chải mềm để loại bỏ các tạp chất cũng như các bụi bẩn bám trên da.

Sau bước này, da động vật cũng đã sạch tương đối, Butuni tiếp tục cho da vào tẩy trắng. Mục đích của bước tẩy trắng chính là loại bỏ các sắc tố tự nhiên bám trên da, đồng thời thống nhất về màu sắc chung của toàn bộ lớp da. Quá trình này có thể sử dụng hydroxit natri hoặc peroxit hydro để tẩy. Nếu sau khi tẩy trắng mà da vẫn còn lông thì những người công nhân sẽ tiến hành loại bỏ hoàn toàn lớp lông bám trên da sau đó dùng các chất hóa học để da được đàn hồi, mềm và mịn hơn. Lúc này có thể sử dụng hai loại chất hóa học đó là acid tanin hoặc các enzym để cải thiện tính đàn hồi của da. Tiếp đến, những người công nhân sẽ dùng máy sấy công suất lớn để có thể làm khô hoàn toàn các lớp da và bôi chất bảo quản. Việc bôi chất bảo quản sẽ giúp da bền màu, khắc phục tình trạng hôi thối hoặc nấm mốc trên da.
Quy trình cắt da
Sau khi da đã được sấy khô và bôi chất bảo quản, những người thợ lành tay nghề sẽ tiến hành cắt da theo những mẫu mã có sẵn. Đối với công đoạn này cần đo đếm thật chuẩn để chất liệu da không lãng phí. Bên cạnh đó, người thợ cũng cần có sự khéo tay để có thể cắt đúng số lượng cũng như kích thước của từng sản phẩm được xác định từ trước.
Trong bước cắt da, người thợ có thể dùng các loại kéo thủ công hoặc kéo điện tử và tiến hành cắt theo những đường đã được đánh dấu từ trước. Sau khi cắt, cũng cần kiểm tra thật kỹ, những khuyết điểm như đường cắt không đều hoặc cắt không đúng kích thước cũng cần được phát hiện và chỉnh sửa.
Gắn nút và gắn đinh lên da
Theo đó, các nút hoặc phụ kiện trang trí sẽ được người thợ gắn vào da bằng các công cụ đặc biệt. Đối với công đoạn gắn nút, một lỗ nhỏ được tạo trên sản phẩm da tại vị trí đã được đánh dấu. Người thợ sẽ dùng dụng cụ bấm nút để đưa nút qua lỗ đã được tạo và gắn nút chặt vào sản phẩm. Quá trình này có thể yêu cầu sự khéo léo và sử dụng đúng kỹ thuật để đảm bảo nút được gắn chắc chắn nhất. Còn với công đoạn gắn đinh, người thợ sẽ dùng chiếc búa sau đó dùng lực để đập làm sai cho đinh xuyên qua da. Tuy nhiên công đoạn này cũng cần đòi hỏi sự cẩn thận nếu không da sẽ bị rách hoặc hoặc làm hỏng da.
May vá và dệt sản phẩm da
Theo đó, quá trình may vá và dệt được thực hiện để tạo ra các chi tiết như khóa kéo, túi, và các đường may trên sản phẩm. Bước này đòi hỏi ở người thợ thủ phải có tay nghề cao để những đường may được chắc chắn nhất. Đối với quá trình may, người thợ có thể dùng máy may công nghiệp để chắp nối các miếng vải với nhau. Tuy nhiên quá trình vá lại đòi hỏi sự tỉ mỉ cũng như kỹ thuật cao hơn, gần như người thợ phải vá tay để gắn các chi tiết như quai túi, nắp túi hoặc các chi tiết phức tạp khác. Sau khi hoàn thành quá trình may và vá, những sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng những đường may chắc chắn và không mắc những khuyết điểm.

Đánh bóng sản phẩm và kiểm tra chất lượng da
Đây là bước cuối cùng trong quy trình chế tác các sản phẩm da của nhà Butuni. Trong bước này, sản phẩm sẽ được đánh bóng để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như độ bền. Tiếp đến, những người thợ kiểm tra chất lượng sẽ rà soát bước cuối cùng trước khi đưa sản phẩm xuất xưởng.

Trên đây là tất cả các công đoạn chế tác nên sản phẩm da của thương hiệu Butuni. Với kinh nghiệm gần 10 năm trong lĩnh vực sản xuất đồ da, Butuni luôn tự hào đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao với giá thành tốt nhất. Hãy nhanh chân đến với Butuni để lựa chọn cho mình những sản phẩm ưng ý nhé!
Để được hỗ trợ bất kỳ thông tin gì về sản phẩm, tư vấn chọn mẫu dép da, giày da, ví da, thắt lưng hay áo da bạn có thể liên hệ với Butuni qua các kênh dưới đây:
Website: https://butuni.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/butunivietnam/
Email: services@butuni.com
Flagship Store: 11B Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.