Top 5 cách sửa chữa giày da vô cùng đơn giản tại nhà
Đăng ngày 08-09-2023Khi đôi giày da của bạn bị bong keo hay sờn màu, bạn sẽ làm gì? Nếu vứt bỏ thì chắc chắn sẽ rất tiếc vì từng mua nó với số tiền rất lớn nhưng nếu đi tiếp thì sẽ thiếu đi cảm giác tự tin? Đừng lo, Butuni sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm được các cách sửa chữa giày da vô cùng đơn giản tại nhà nhé!
1.Có những nguyên nhân nào khiến giày da bị bong tróc?
Trong tủ đồ của mỗi người chắc chắn sẽ có một đôi giày da. Đây không đơn thuần là phụ kiện thời trang mà nó còn giúp bạn bảo vệ chân cũng như giúp cho vẻ ngoài trở nên sang trọng, lịch sự hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách bảo quản đôi giày da thì nó rất dễ bong tróc. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho đôi giày da của bạn hư hỏng, trong đó có thể kể đến việc bạn thường xuyên để giày bị ẩm ướt. Nước mưa ngấm vào giày nhưng không được hong khô sẽ khiến cho da bong tróc và dần trở nên bạc màu.
Bên cạnh đó, khi bạn phơi giày dưới ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ quá cao cũng khiến cho giày da cứng đơ và rất dễ bong keo. Đây là suy nghĩ sai lầm của rất nhiều người vì mặc nhiên nghĩ nắng to sẽ giúp giày nhanh khô. Cuối cùng, việc vệ sinh sai cách như chà xát quá mạnh hoặc dùng các chất tẩy rửa cũng khiến đôi giày da của bạn nhanh hỏng hơn.
2.Các cách sửa giày da đơn giản tại nhà
2.1 Sửa giày bong tróc bằng sơn móng tay và xi đánh giày
Sơn móng tay có thể “cứu cánh” cho giày da? Bạn không nghe nhầm đâu, bạn chỉ cần chuẩn bị lọ sơn móng tay cùng với hộp xi đánh giày là sẽ khắc phục được tình trạng bong tróc của đôi giày da đó.
Các cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị cồn 70 độ, sơn móng tay, xi đánh giày giống với màu giàu, khăn mềm và cọ đánh giày
- Thấm khăn mềm vào cồn sau đó lau nhẹ lên bề mặt giày. Bước này có tác dụng làm sạch bụi bẩn bám trên đôi giày của bạn
- Dùng xi và bàn chải chà nhẹ lên bề mặt giày, bước này đòi hỏi sự tỉ mỉ mới có thể che kín được phần da bị bong tróc
- Dùng sơn móng tay bôi một lớp bên ngoài lớp xi đánh giày
- Cuối cùng bạn nên chờ từ 20 - 30 phút để lớp sơn bóng được khô tự nhiên. Kết quả cuối cùng sẽ khiến cho bạn thực sự bất ngờ vì phần da bong tróc đã được lớp xi che kín. Cùng với đó, lớp sơn móng tay còn giúp cho đôi giày của bạn có một độ bóng nhất định.
2.2 Cách sửa giày khi bị bong keo
Khi giày bị hở keo hoặc bong đế, bạn có thể dùng keo 502 để dán hoặc sử dụng hỗn hợp keo tự pha theo các nguyên liệu sâu: bột giặt, nước rửa chén, kem đánh răng, bột baking soda, 1 tờ giấy nhám. Tiếp đến, bạn hãy làm sạch lớp bụi bẩn bám trên giày và đánh nhám khu vực cần dán. Tiếp theo, bạn hãy trộn bột giặt, muối nở, nước rửa bát, kem đánh răng thành một hỗn hợp sền sệt sau đó dùng giấy nhám bôi lên hỗn hợp đó lên vùng bị hở keo. Bạn nên sử dụng hai ngón tay ấn mạnh trong 3 phút sau đó chờ trong vòng 10 phút đến khi keo khô hẳn. Tuy nhiên bạn vẫn nên chờ một đêm cho đến khi mối dán được cố định mới có thể tiếp tục sử dụng giày.
2.3 Dùng lòng trắng trứng để xử lý giày da bạc màu
Theo năm tháng, đôi giày da của bạn sẽ bắt đầu sờn cũ và bạc màu. Lúc này bạn có thể sử dụng lòng trắng trứng để khắc phục tình trạng này. Theo đó, bạn nên chuẩn bị 2 quả trứng sau đó tách lấy phần lòng trắng và đánh tơi. Tiếp đến, bạn dùng một chiếc khăn mềm thấm vào lòng trắng và chà thật đều lên bề mặt giày da bị bạc màu. Cuối cùng, bạn có thể sử dụng khăn giấy để lau sạch phần lòng trứng bám trên giày và chờ giày khô hẳn. Cách này sẽ giúp cho đôi giày da của bạn mềm hơn và tình trạng sờn cũ hay bạc màu cũng được khắc phục đáng kể.
2.4 Đem giày da tới các tiệm sửa giày
Trong trường hợp giày đã hư hỏng quá nặng, các cách đơn giản tại nhà không thể khắc phục được thì bạn nên đem giày đến các tiệm sửa uy tín. Tại đây, các thợ sửa giày có tay nghề kết hợp với các loại keo chuyên dụng hoặc phương pháp khâu tốt sẽ giúp cho phần đế giày chắc chắn hơn.
3. Các cách bảo quản giày da, giảm thiểu tình trạng hư hỏng
Tuổi thọ của những đôi giày da phụ thuộc rất lớn vào chất liệu da cũng như cách bảo quản của người sử dụng. Do đó, bạn nên nắm rõ các phương pháp chăm sóc giày da để kéo dài “tuổi thọ” cho đôi giày của mình bằng các cách sau:
- Không để giày tiếp xúc với nước mưa, độ ẩm cao. Trong trường hợp giày bị ướt thì nên hong khô sau đó mới cất vào giá giày
- Tuyệt đối không phơi giày dưới ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, cũng không nên dùng máy sấy để làm khô giày, việc này gián tiếp khiến cho chất da giày trở nên cứng hơn và dễ dàng bong tróc
- Không dùng các chất tẩy rửa mạnh đối với giày da và hạn chế sử dụng keo 502.
Hy vọng với các mẹo trên, Butuni đã giúp bạn tìm ra cách sửa chữa phù hợp cho đôi giày của mình. Hãy tiếp tục theo dõi để cập nhật thêm nhiều cách bảo quản và chăm sóc những đôi giày da nhé!